[HASS] Bắt đầu chơi nhà thông minh với chi phí 1,5 triệu đồng, rất dễ làm, không cần code gì cả

Mình đã nghịch thành công và giờ chia sẻ lại với anh em mới bắt đầu chơi nhà thông minh cách mà mình thiết lập được một hệ thống nhà thông minh với giá rất thấp, tương thích được nhiều hãng, nhiều thiết bị khác nhau mà không cần cài nhiều app cho việc vận hành và điều khiển. Với hệ thống này bạn còn có thể tạo ra các ngữ cảnh khác nhau (ví dụ: về tới nhà thì tự bật điều hòa, mở cửa thì tự bật đèn, hoặc điều khiển cùng lúc nhiều đèn trong phòng) để làm cho ngôi nhà thật sự "smart" chứ không chỉ là điều khiển đồ điện gia dụng từ xa.

[HASS] Bắt đầu chơi nhà thông minh với chi phí 1,5 triệu đồng, rất dễ làm, không cần code gì cả
Dù mới bắt đầu chơi nhà thông minh, nhưng mình đã nghịch thành công và giờ chia sẻ lại với anh em cách mà mình thiết lập được một hệ thống nhà thông minh với giá rất thấp, tương thích được nhiều hãng, nhiều thiết bị khác nhau mà không cần cài nhiều app cho việc vận hành và điều khiển.
Với hệ thống này bạn còn có thể tạo ra các ngữ cảnh khác nhau (ví dụ: về tới nhà thì tự bật điều hòa, mở cửa thì tự bật đèn, hoặc điều khiển cùng lúc nhiều đèn trong phòng) để làm cho ngôi nhà thật sự "smart" chứ không chỉ là điều khiển đồ điện gia dụng từ xa.


1. Các thành phần cơ bản:

Hệ thống này sẽ bao gồm các thành phần sau:
  • 1x chiếc Raspberry Pi 3 Model B hoặc B+ để làm trung tâm điều khiển, nó sẽ chạy một hệ thống tên là Home Assistant (HASS): giá 900k (B+ thì cỡ 1 triệu)
  • 1x thẻ nhớ microSD 32GB giá 200k để chứa hệ điều hành và phần mềm điều khiển
  • Các đồ gia dụng thông minh: chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc điều khiển 1 bóng đèn Xiaomi Yeelight Multi Color đời 2016, đây là món đồ dễ nhất để setup và làm quen. Giá của nó là 400k. Nếu bạn thích có thể mua luôn 2 bóng về chơi cũng được, giá cũng không cao lắm.
  • Một sợi dây LAN để vào mạng cho ổn định (nếu bí quá thì dùng Wi-Fi cũng được không sao)
Một lựa chọn bóng đèn khác thay thế: Xiaomi Philips LED Light, giá 200k, cũng điều khiển được qua Wi-Fi nhưng chỉ có 2 màu là trắng và vàng, không cho đổi nhiều màu. Hiện bóng này đang hết hàng ở nhiều nơi nên hơi khó mua chút, nếu bạn cũng bắt đầu chơi nhà thông minh và muốn dùng đồ giống mình, bạn nên chờ một thời điểm khác có thể sẽ về hàng nhiều hơn.

Yeelight.jpg


Ngoài ra bạn còn có thể mua thêm loa thông minh Google Home Assistant hoặc các loa hỗ trợ Amazon Alexa, tầm 600-900k một cái, đặt rải rác trong nhà để điều khiển toàn bộ ngôi nhà của bạn bằng giọng nói. Cái này thì chưa cần liền, mình sẽ hướng dẫn nó trong 1 bài riêng.

Nguyên tắc hoạt động của HASS rất đơn giản: nó sẽ nằm trong mạng nội bộ ở nhà bạn, giao tiếp với bóng đèn thông minh (và các thiết bị smart home khác) qua Wi-Fi. Bạn sẽ có một trang web để điều khiển hệ thống, làm những việc như bật tắt đèn... từ xa, thêm thiết bị, đổi tên thiết bị... HASS cũng có app cho Android và iOS nữa.

Trước mắt, khi mới bắt đầu chơi nhà thông minh, chúng ta sẽ học cách điều khiển khi ở trong nhà, còn để điều khiển được hệ thống này từ bên ngoài thì sẽ nói trong các bài sau khi bạn đã thiết lập quen.

2. Nơi mua:

+ Raspberry Pi 3 Model B: bạn có thể mua tại các cửa hàng như ProE.vn, HShop.vn ở TP.HCM, hoặc mua qua các gian hàng trên Lazada, Shopee. Anh em ở tỉnh khác comment giúp mình chỗ mua để dễ tìm hơn nhé.

+ Thẻ nhớ microSD 32GB: mình mua cái của SanDisk trên Tiki, hỗ trợ giao hàng 2 giờ

+ Bóng đèn Xiaomi Yeelight LED nhiều màu: bạn có thể mua tại các cửa hàng như ChiemtaiMobile, MiStore.vn... Cửa hàng Mi Store chính thức của Xiaomi mở ở Việt Nam thì chưa bán mấy đồ smart home này nên không mua được, chúng ta chỉ có thể mua đồ xách tay và có bảo hành của cửa hàng (thường là 6 tháng).

3. Thiết lập Home Assistant

Down các phần mềm sau:

  1. Bản Home Assistant phù hợp với thiết bị của bạn
  2. Công cụ để flash thẻ nhớ và cài Home Assistant lên trên đó: balenaEtcher
Sau khi down file Home Assistant về xong, bạn gắn thẻ nhớ vào máy tính, dùng balenaEtcher để chạy phần mềm lên thẻ. Cái này giao diện cực dễ, kéo thả file download vào ô số 1, chọn tên thẻ nhớ trong ô số 2, nhấn flash là xong. Chờ đến khi balenaEtcher báo hoàn thành là được.Những thao tác này dù cho bạn có mới bắt đầu chơi nhà thông minh cũng có thể làm một cách dễ dàng.

Etcher_flash_the_nho.jpg

Cắm thẻ nhớ vào Raspberry Pi, kết nối Raspberry Pi vào mạng có dây và gắm nguồn để thiết bị chạy lên. Nếu bạn không thể dùng mạng dây, bạn có thể dùng mạng Wi-Fi.
Ở đây, các bạn mới bắt đầu chơi nhà thông minh có lẽ sẽ cảm thấy hơi khó khăn đôi chút. Trước khi gắn nguồn vào Raspberry Pi, hãy gắn USB có cấu hình Wi-Fi này vào con Raspberry Pi, sau đó gắn nguồn vào và máy sẽ bắt đầu chạy.
Nếu bạn làm đúng hết mọi thứ, Raspberry Pi sẽ tự động chạy lên mà không cần bạn can thiệp gì cả, nó sẽ tự động download bản mới nhất của Home Assistant và quá trình này mất khoảng 20 phút. Để kiểm tra quá trình cài đặt, sau khi gắn nguồn tầm 2 phút, bạn có thể dùng trình duyệt trên máy tính (trong cùng mạng) truy cập vào địa chỉ http://hassio.local:8123, nếu thấy hình như bên dưới là máy đang cài đặt, ngon rồi đó.

home_assistant_install.jpg

Nếu vào trang web trên mà chưa thấy gì thì khả năng là bạn đã connect vào mạng chưa đúng, thường là do bạn làm sai bước nào đó trong việc cấu hình Wi-Fi (cho nên mình khuyến khích anh em dùng dây để thiết lập cho nhanh).

Ngoài ra, nếu router của bạn không hỗ trợ mDNS, bạn sẽ cần dùng địa chỉ IP của Raspberry Pi để truy cập vào trang điều khiển. Nó sẽ có dạng http://192.168.0.9:8123. Bạn có thể tìm được địa chỉ IP của Pi trong trang quản trị của router nhà mình.

4. Thiết lập bóng đèn Xiaomi Yeelight

Cái này tùy mỗi thiết bị sẽ có một cách setup khác nhau tùy theo hướng dẫn của nhà sản xuất, cũng như cách cho phép thiết bị được điều khiển từ mạng nội bộ (tức là từ HASS). Ở đây mình viết hướng dẫn cho đèn Xiaomi Yeelight, những sản phẩm khác anh em có thể Google. Với những anh em mới bắt đầu chơi nhà thông minh, Đừng quên ghé qua trang web của An Phát để tham khảo coi có cần thiết lập gì đặc biệt cho món đồ gia dụng của mình không nhé.

Các bước để setup đèn Xiaomi Yeelight như sau:
  • Gắn bóng vào chuôi đèn nào đó của bạn
  • Bật tắt đèn 5 lần cho tới khi đèn nhấp nháy nhiều màu
  • Trên điện thoại Android và iOS, cài app Yeelight vào (link cho Android đây, link cho iOS đây)
  • Cài xong thì mở app lên, làm theo hướng dẫn trong app để thiết lập đèn (nhớ chọn server là Singapore), khâu này dễ ẹc không cần mình phải hướng dẫn 😁
  • Sau khi đã điều khiển được đèn từ app Yeelight, chúng ta sẽ phải bật chế độ LAN Control. Chế độ này cho phép đèn có thể điều khiển được từ mạng nội bộ (hay nói cách khác là từ chiếc Raspberry Pi của chúng ta, nó đang nằm trong mạng nội bộ đó)
  • Cách bật: vào cái bóng đèn bạn muốn > bấm vào biểu tượng mũi tên > LAN Control
  • Nếu bạn có mua nhiều hơn 1 bóng, hãy bật LAN Control cho tất cả bọn nó
5. Điều khiển đèn Yeelight từ Home Assistant

Đến khi bạn cài xong bóng Yeelight thì chắc là Home Assistant cũng đã download xong và chạy lên rồi. Bạn sẽ được yêu cầu thiết lập tài khoản để đăng nhập trang web, chọn username và password theo ý muốn của bạn là được.

Sau khi vô được giao diện chính của Home Assistant, bạn sẽ thấy cái tương tự như bên dưới. Nếu bóng đèn của bạn chưa xuất hiện trong danh sách thiết bị, gỡ điện HASS, gắn vào lại rồi chờ tí, vào lại trang web http://hassio.local:8123 để xem kết quả của mình.

yeelight_bulb.jpg

Bóng Yeelight là cái dễ nhất và đơn giản nhất, không cần cấu hình gì đặc biệt mà HASS vẫn có thể dò ra nó. Khi thấy danh sách bóng đèn xuất hiện, bạn có thể tắt bật nó thử. Nếu bóng đèn tắt bật theo ý muốn của bạn là thành công.

Tạm thời đối với những anh em mới bắt đầu chơi nhà thông minh thì chỉ cần nhiêu đó, bạn làm được đến là đã có thành quả rồi, xin chúc mừng bạn!!!!

Bạn nên cài thêm app Home Assistant trên điện thoại iOS cho dễ thao tác với hệ thống nhà, không cần qua web trực tiếp. Link tải ở đây. Với Android thì không cần app, bạn chỉ cần add cái trang web này ra home screen là xong (thực ra app bên iOS cũng chỉ là load lại giao diện web thôi chứ không có gì cả). Hướng dẫn ở đây.

6. Vì sao lại phải dùng Home Assistant

Chắc hẳn đọc tới đây mấy anh em mới bắt đầu chơi nhà thông minh sẽ thắc mắc: vì sao lại phải dùng Home Assistant trong khi Yeelight cũng có app mà, hay nói thẳng ra thì món đồ thông minh nào cũng có app của riêng nó chứ cần gì cài phức tạp vậy? Đây là những lý do:
  • App Yeelight chỉ điều khiển được đồ Yeelight, tương tự app Mi Home chỉ chơi được với đồ trong hệ sinh thái Xiaomi, vậy nếu bạn được tặng đồ của Belkin, của Sonoff, của Google, của Philips và các hãng khác thì sao? Không lẽ mỗi món bạn phải cài 1 app khác nhau? Home Assistant gom hết tụi nó lại để bạn control 1 nơi duy nhất mà thôi. Đây là lợi ích lớn nhất.
  • Việc điều khiển Home Assistant được thực hiện trong mạng nội bộ nhà bạn, chạy nhanh và hiệu quả hơn so với app vốn phải đi ra Internet
  • Home Assistant cho phép bạn tích hợp thiết bị thông minh của bạn với Google Assistant và Alexa, thứ mà có khi chính hãng không hỗ trợ
  • Home Assistant có thể tạo ra các script tự động hóa, thứ mà không phải hãng làm smart home nào cũng hỗ trợ, họ thường chỉ làm ra app để điều khiển từ xa mà thôi. Ví dụ bạn muốn cái cảm biến cửa Xiaomi khi mở cửa thì tự bật bóng đèn của Philips thì phải có Home Assistant mới chơi được.
  • Home Assistant còn hàng đống add on và tích hợp với nhiều dịch vụ online khác
Phải có lý do để người ta chơi Home Assistant chứ :D chứ không ai rảnh mà đi làm chi cho phức tạp đúng không nào đúng không mấy anh em mới bắt đầu chơi nhà thông minh hehe.

7. Kế tiếp sẽ làm gì?

Trong các bài kế tiếp mình sẽ hướng dẫn anh em mới bắt đầu chơi nhà thông minh những kinh nghiệm tiếp theo về:
  • Add thêm các thiết bị không được tự động phát hiện bởi Home Assistant
  • Sử dụng Home Assistant với Google Home và ra lệnh cho thiết bị trong nhà bằng Google Assistant
  • Cách làm script tự động để các thiết bị có thể giao tiếp, tự kích hoạt nhau
  • Và hàng loạt bài khác nữa sẽ phát sinh trong quá trình mình setup căn nhà của mình
  • Tìm cách setup để phát hiện khi nào bạn về tới nhà để tự bật thiết bị lên
Chúc anh em vui vẻ.

Ahalong.vn là nhà phân phối thiết bị điện thông minh SmartHome hàng đầu tại Quảng Ninh với tiêu chí “Mang tiêu chuẩn Châu Âu tới ngôi nhà Việt”.
Untitled Document
Tạo đơn hàng
BƯỚC 1
Tạo đơn hàng
Xác nhận đơn hàng
BƯỚC 2
Xác nhận đơn hàng
Giao hàng
BƯỚC 3
Giao hàng
Nhận hàng và thanh toán
BƯỚC 4
Nhận hàng và thanh toán